Tạm ngừng kinh doanh công ty là công việc hiện nay được rất nhiều các nhà đầu tư kinh doanh, quản lý doanh nghiệp để ý tới. Trong hiện trạng hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn tới nền kinh tế chậm phát triển các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và dẫn tới hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Chính vì vậy có thể các doanh nghiệp này sẽ dẫn tới các trường hợp là phải giải thể hoặc tuyên bố phá sản vì không thể duy trì tình hình kinh doanh như hiện tại. Chính vì vậy 1 số các doanh nghiệp đã nghĩ tới việc tạm ngừng kinh doanh thay vì giải thể công ty để khắc phục tình trạng này tạm thời.
Hôm nay Luật 3T sẽ tư vấn tới quý khách hàng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh để giúp quý khách hàng khắc phục tình trạng này.
Tạm ngừng kinh doanh công ty
Nội dung bài viết
Các công ty đều có quyền tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tuy nhiên bắt buộc phải có thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh như thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tạm ngừng kinh doanh có 2 trường hợp:
– Tạm ngừng theo quyết định của công ty.
– Tạm ngừng theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định doanh nghiệp chỉ có thể tạm ngừng kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây:
– Trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế tối thiểu 3 ngày;
– Các công ty chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm hết 1 năm doanh nghiệp có thể tiến hành làm các hồ sơ thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh công ty.
– Trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp doanh nghiệp có các thỏa thuận khác.
Quy định doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh là hợp lý để có thể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của khách hàng, của người lao động. Quy định này giúp nhà nước có thể kiểm soát các công ty tạm ngừng kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ và thoái thác trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký, các nghĩa vụ với người lao động.
Có hai loại là tạm ngừng theo mong muốn của doanh nghiệp và tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tạm ngừng theo yêu cầu doanh nghiệp hồ sơ bao gồm Trong thời hạn 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh (với hộ kinh doanh thì phải từ 30 ngày trở lên), công ty gửi thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ thông báo bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty (Mẫu tại phụ lục II-21, Phụ lục III-4 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp công ty về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, của các thành viên hợp danh tùy thuộc vào từng loại hình công ty.
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, công ty cần nộp kèm theo thông báo: Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đầu tư, của giấy chứng nhận đăng ký thuế; kèm theo giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp công ty phải tạm ngừng kinh doanh do yêu cầu của cơ quan nhà nước sẽ phải thực hiện theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
– Trường hợp khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được các văn bản báo cáo về việc công ty có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên không đáp ứng được đủ điều kiện theo quy định từ phí các cơ quan chức năng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo yêu cầu công ty tạm ngừng kinh doanh hay tạm ngừng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp công ty không tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu công ty báo cáo giải trình theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu công ty không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
– Tại điều 206 luật doanh nghiệp năm 2020 quy định có quy định về thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh là 15 ngày trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh và tổng thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh không được phép quá hai năm. Như vậy khi có mong muốn tạm ngừng kinh doanh quý công ty bắt buộc phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Khi công ty tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định đã có tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 VNĐ đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Ngoài ra đối với chi nhánh, văn phòng đại diện…thì khi công ty thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ phải tiến hành thông báo tạm ngừng hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty nếu không sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Trình tự thủ tục giải thể phức tạp hơn so với tạm ngừng kinh doanh. Bởi vì công ty khi giải thể sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của công ty đó trên thị trường, nên để tránh việc các công ty giải thể nhằm trốn tránh các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các đối tác công ty khi muốn giải thể bắt buộc phải đảm bảo đã hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ từ các hợp đồng đã ký.
<<< Do vậy để giải thể doanh nghiệp cần thời gian lâu hơn bởi nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan như cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan,…
– Trong khi đó công ty tạm ngừng kinh doanh giúp công ty giảm bớt gánh nặng về tiền lương của người lao động, thuế và các nghĩa vụ khác. Nên trong thời gian tạm ngừng công ty có thể tập trung để giải quyết các khó khăn và tìm cách huy động vốn để vực lại công ty. Nếu công ty trở lại hoạt động sớm hơn công ty chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trở lại.
Hoặc nếu sau khi tạm ngừng mà công ty cảm thấy không thể tiếp tục hoạt động thì xem xét cân nhắc đến việc giải thể công ty.
Để thực hiện hồ sơ nhanh chóng và tránh các rủi ro pháp lý khi lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục, quý công ty có thể tìm đến dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật 3T. Quý công ty có thể tham khảo nhiều hơn các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp cũng như các vấn đề về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, sổ đỏ, mã số mã vạch và đặc biệt là dịch vụ kế toán doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi.