Thành lập địa điểm kinh doanh là để tiến hành mở rộng mạng lưới phân bổ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh sẽ hoạt động các ngành nghề mà công ty đã đăng ký. Tuy nhiên sẽ không phải là tất cả các ngành nghề mà chỉ là một số ngành cụ thể mà được lựa chọn từ các ngành nghề kinh doanh của công ty. Địa điểm kinh doanh sẽ là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty và không có con dấu riêng.
Trước đây địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ được thành lập trong phạm vi cùng tỉnh với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh. Tuy nhiên bắt đầu từ 10/10/2018 doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Từ đây các doanh nghiệp có thể thoải mái trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh mà không phải thực hiện các thủ tục kê khai thuế phức tạp. Bởi nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh sẽ phải thực hiện các thủ tục khá phức tạp còn đối với địa điểm kinh doanh thì thủ tục để thành lập và hoạt động lại đơn giản hơn.
Nội dung bài viết
Theo pháp luật doanh nghiệp hiện tại, địa điểm kinh doanh sẽ là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh sẽ không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp.
Do tính chất thuận lợi của địa điểm kinh doanh mà lại đáp ứng được nhiều nhu cầu nên ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn lập địa điểm kinh doanh nhiều hơn các mô hình chi nhánh hoặc văn phòng đại diện bởi chỉ nộp duy nhất thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh.
Tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Theo quy định thì hiện nay phạm vi để doanh nghiệp thành lập các địa điểm kinh doanh được mở rộng hơn. Doanh nghiệp có thể mở địa điểm kinh doanh tại rất nhiều địa điểm cả trong và ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt điểm kinh doanh.
Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn hơn và khác so với trụ sở chính của công ty:
Về ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là: Văn phòng đại diện sẽ chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Còn đối với địa điểm kinh doanh sẽ có cả chức năng kinh doanh và không có nghĩa vụ khai báo thuế. Thủ tục để chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh cũng gọn nhẹ, nhanh chóng hơn khi doanh nghiệp không còn nhu cầu kinh doanh. Hơn thế doanh nghiệp sẽ không phải làm các thủ tục chốt thuế, trả con dấu khi chấm dứt hoạt động như chi nhánh hay văn phòng đại diện. Vì vậy có thể thấy việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ có nhiều lợi ích và thuận tiện cho doanh nghiệp.
+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
+ Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Xem thêm : Nên thành lập chi nhanh hay văn phòng đại diện công ty
Bước 1: Việt Luật trao đổi, lấy thông tin từ khách hàng và chuẩn bị hồ sơ lập địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Việt Luật sẽ chịu trách nhiệm nộp hồ sơ quang mạng hoặc nộp hồ sơ trực tiếp gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố. Thời gian: 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày Việt Luật nhận được hồ sơ và giấy tờ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả làm công bố thông tin và trả kết quả cho khách hàng
Bước 4: Xin mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố. Cơ quan có thẩm quyền cấp là chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở của địa điểm kinh doanh. Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép cho hoạt động của địa điểm kinh doanh.
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Lưu ý: Đối với Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh hiện nay không còn được sư dụng. Nhưng nếu trong trường hợp nội bộ doanh nghiệp cần rõ ràng các vấn đề thì vẫn nên tạo lập quyết định thành lập địa điểm kinh doanh để các thành viên, cổ đông trong công ty hiểu rõ và có căn cứ để xử lý công việc.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh tại địa phương cấp tỉnh khác với địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
+ Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.
+ Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Khi địa điểm kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động theo thông tin cơ quan đăng ký kinh doanh truyền sang, cơ quan thuế được phân công quản lý thuế căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn cập nhật thông tin đăng ký của mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh tương ứng vào hệ thống TMS để thực hiện quản lý thuế theo quy định.
Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh cho cơ quan thuế được phân công quản lý thuế địa điểm kinh doanh.
+ Cơ quan thuế được phân công quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh hướng dẫn đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh để kê khai, nộp thuế phát sinh cho từng địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi đơn vị chủ quản đóng trụ sở với cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh.
Thành lập địa điểm kinh doanh mất bao nhiêu ngày?
Doanh nghiệp được lập tối thiểu và tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty?
Người đứng tên thành lập địa điểm kinh doanh là ai?
Có cần khắc con dấu mới cho địa điểm kinh doanh hay không?
Chức năng kinh doanh của địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh hạch toán thuế về đâu?
Thủ tục về kê khai thuế, cần đóng bao nhiêu thuế cho địa điểm kinh doanh?
Địa điểm kinh doanh có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?
Khi doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh. Thì quý khách hàng có thể liên hệ với Việt Luật để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất. Về thời gian để có thể đăng ký lập địa điểm kinh doanh doanh nghiệp, Việt Luật luôn tiến hành nhanh nhất cho quý doanh nghiệp. Hơn nữa, chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp nên hồ sơ được soạn chính xác tuyệt đối nên khả năng để quý khách hàng đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là rất cao, qua đó giúp tiết kiệm công sức và thời gian đăng ký.
Trên đây là toàn bộ những nội dung cần thiết mà quý khách hàng cần phải nắm được nếu muốn đăng ký lập địa điểm doanh kinh doanh của công ty mình, nếu quý khách còn có những vướng mắc hay cần hỗ trợ cụ thể nhất có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0968293366 – 0965.999.345 đê được phục vụ tốt nhất.