Trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp sau khi thành lập công ty thì chủ sở hữu, nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm tới 1 vấn đề quan trọng đó là BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Vậy chức năng của loại báo cáo này là gì. Vì sao doanh nghiệp cần phải hoàn thành các giấy tờ báo cáo này cho cơ quan thuế.
Bài viết dưới đây kế toán thuế Luật 3T sẽ làm rõ các vấn đề cần quan tâm liên quan đến dịch vụ báo cáo tài chính.
Nội dung bài viết
Báo cáo tài chính (BCTC) là bảng thống kê số liệu đầu ra đầu vào, thống kê khái quát một cách chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt một năm hoạt động. Dựa vào cáo cáo tài chính cơ quan thuế cũng xác định được quá trình, nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với cơ quan quản lý thuế nhà nước trong năm đó.
Ngoài việc phải nộp cho cơ quan thuế thì báo cáo tài chính còn sử dụng vào công việc đấu thầu dự án (đánh giá năng lực của doanh nghiệp ), Nộp cho ngân hàng để vay vốn, nộp cho nhà đầu tư để đánh giá tính khả thi khi kinh doanh của doanh nghiệp, nộp cho Sở Kể Hoạch và Đầu Tư…vvv. Như vậy loại báo cáo này là cần thiết cho doanh nghiệp và không thể bỏ qua để tránh bị xử phạt hành chính. Những vấn đề này nói lên tầm quan trọng của BCTC trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định thì tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện làm báo cáo tài chính doanh nghiệp cuối năm.
Theo quy định thời điểm doanh nghiệp phải làm báo cáo tài chính khi kết thúc năm và hạn cuối là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính đó
Ví dụ: Doanh nghiệp A hoạt động trong năm 2018 sau khi kết thúc năm là từ 1/1 2019 là doanh nghiệp bắt buộc phải làm BCTC. Thời hạn cuối cùng doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế là 30/3. Sau thời gian trên doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Đối với các trường hợp mà doanh nghiệp chậm chễ trong việc kê khai và nộp chậm báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ phải nộp các mức phạt như sau:
Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp:
Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp:
Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các trường hợp sau:
Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp:
Như vậy Báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng doanh nghiệp không nộp báo cáo đúng thời điểm sẽ bị xử phạt rất nặng ảnh hưởng đến uy tín, tình hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Việc làm BCTC doanh nghiệp cuối năm là không thể thiếu.
Báo cáo tài chính là 1 vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy BCTC doanh nghiệp cuối năm phải được làm cẩn thận và chính xác tuyệt đối. Trường hợp xảy ra sai xót sẽ dẫn đến bị phạt tiền rất nặng. Chính vì vậy BCTC phải được thực hiện từ kế toán viên có chuyên môn làm báo cáo tài chính hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Để đảm bảo thời gian và tính xác thực khi làm BCTC
Trước khi thực hiện làm báo cáo tài chính doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ cần thiết như sau:
Như các thông tin đã nêu trên thì việc làm báo cáo tài chính cuối năm đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần phải được thực hiện bởi kế toán viên có chuyên môn và yêu cầu tính chính xác cao. Chính vì vậy đây cũng là khó khăn đối với nhà đầu tư kinh doanh quản lý doanh nghiệp. Vì vậy Luật 3T mang tới dịch vụ làm báo cáo tài chính trọn gói cho doanh nghiệp đang hoạt động tại Hà Nội và TP HCM.
Dịch vụ làm báo cáo tài chính
Kế toán, kiểm toán Luật 3T trong quá trình hoạt động lâu năm sở hữu đội ngũ kế toán viên, kế toán trưởng có nhiều chuyên môn trong việc làm BCTC. Cam kết hoàn thành đúng thời gian, đúng quy định và chí giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động tập trung vào phát triển kinh doanh.
Chi phí dịch vụ làm BCTC doanh nghiệp của chúng tôi dựa trên số lượng hóa đơn chứng từ và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp chính vì vậy giá cụ thể chúng tôi sẽ thông báo khi xem tình hình hóa đơn, sổ sách chứng từ của doanh nghiệp.
– Theo thông tư 132/2018/TT-BTC: Doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN ) tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
– Theo luật kế toán tại điều 2 khoản 2 : Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện hạch toán phụ thuộc công ty mẹ, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì được miễn kê khai và nộp báo cáo tài chính.
– Doanh nghiệp làm tạm ngừng kinh doanh trong vòng 1 năm ( từ ngày 1/1 đến hết 30/12 năm đó ) thì không phải làm báo cáo tài chính. ( trường hợp còn lại doanh nghiệp vẫn phải làm BCTC thời gian còn hoạt động)
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm. Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật 3T để nắm rõ thông tin chi tiết.